Cách nhận biết một người nói dối

Những kỹ thuật sau thường được cảnh sát và các chuyên gia an ninh sử dụng để phát hiện người đang nói dối. Kiến thức này có thể rất hữu ích cho các quản lý, nhà tuyển dụng hay bất cứ ai trong đời sống bình thường, để tránh cho bạn khỏi phải trở thành nạn nhân của những kẻ lừa gạt, bất lương hay các trò mánh khóe khác.

Các cử chỉ biểu lộ cảm xúc

o Các cử chỉ biểu lộ cảm xúc chậm hơn, mất nhiều thời gian hơn. Cảm xúc bị trì hoãn, ngập ngừng hơn bình thường, và kết thúc một cách đột ngột.

o Có khoảng cách giữa cử chỉ biểu lộ cảm xúc và lời nói. Ví dụ: ai đó nói rằng “Tôi rất thích món quà”, sau đó mới mỉm cười, chứ họ không vừa nói vừa mỉm cười.

o Cử chỉ không phù hợp lời nói, như cau mày khi nói “Anh yêu em”.

o Khi ai đó đang làm giả cảm xúc của họ, sự biểu cảm chỉ hạn chế ở các chuyển động của miệng (như hạnh phúc, ngạc nhiên, buồn bã, sợ hãi) thay vì cả khuôn mặt. Ví dụ: Khi một người cười tự nhiên, cả khuôn mặt của họ đều thay đổi theo, cơ gò má chuyển động, hai má được nâng lên, tạo nếp gấp mắt và làm cho lông mày hơi hạ xuống.

Cách giao tiếp:

o Người thấy có lỗi thường nói chuyện đầy phòng thủ, còn người vô tội thường tiếp tục đi sâu vào vấn đề.

o Một người đang nói dối khi đối mặt với người truy hỏi hay buộc tội thường xoay mặt hay thân thể sang hướng khác.

o Một người đang nói dối có thể đặt một vật nào đó (sách, một tách cà phê v.v) một cách vô thức giữa họ và bạn.

o Cách sử dụng từ ngữ :

o Người nói dối sẽ dùng chính từ ngữ của bạn để trả lời câu hỏi. Khi được hỏi: “Bạn đã ăn cái bánh cuối cùng phải không?” Người nói dối sẽ trả lời: “Không, tôi đã không ăn cái bánh cuối cùng.”

o Một phát biểu rút gọn có vẻ đáng tin hơn, ví dụ: “Không hề” thay vì “Tôi đã không làm điều đó”

o Người nói dối thường tránh né phải “dối trá” bằng việc không phát biểu thẳng thắn. Họ ngụ ý câu trả lời thay vì từ chối thắng thừng.

o Người thấy có tội thường nói nhiều hơn bình thường, thêm thắt vào các chi tiết không cần thiết để thuyết phục bạn…họ cảm thấy không thoải mái với các khoảng tạm ngừng hay im lặng của cuộc đối thoại.

o Người nói dối thường bỏ đi các từ nhân xưng và nói giọng đều đều. Một phát biểu thật sẽ nhấn mạnh từ nhân xưng hơn các từ khác trong câu.

o Từ ngữ bị cắt xén, giọng nói nhỏ nhẹ, câu nói thiếu cấu trúc và ngữ pháp. Nói theo một cách khác, lời nói thường lộn xộn hơn là nhấn mạnh.

Những dấu hiệu khác :

o Nếu bạn cho rằng ai đó đang nói dối, hãy thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện thật nhanh, nếu đó là một kẻ nói dối, anh ta sẽ lập tức đổi theo chủ đề đó và trở nên thư giãn hơn. Kẻ có tội luôn thích thay đổi chủ đề, còn người vô tội sẽ cảm thấy bối rối và sẽ muốn trở lại chủ đề trước.

o Sử dụng sự hài hước hay châm biếm để tránh né chủ đề.

Ghi chú cuối bài:

Rõ ràng rằng, chỉ qua một vài biểu hiện ở trên không thể lập tức kết tội một người là kẻ nói dối, cần phải so sánh trên cơ sở các hành vi thường ngày của người đó.

Phần lớn các chuyên gia phát hiện nói dối đều đồng ý rằng sự kết hợp của ngôn ngữ cơ thể và các dấu hiệu khác nên được dùng để phán đoán ra lời nói dối.

Leave a comment